LUẬN ĐIỆU PHÁ HOẠI CỦA VIỆT TÂN VỀ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ, ATGT ĐƯỜNG BỘ

Cứ mỗi khi xảy ra một vụ tai nạn thương tâm, dư luận lại đặt câu hỏi về việc đòi siết chặt quản lý, tăng cường xử phạt. Nhưng khi đưa ra Nghị định 168/2024/NĐ-CP với mức phạt 18-20 triệu đồng cho hành vi vượt đèn đỏ, nhiều người lại kêu ca “quá nặng” và thậm chí tung tin đồn vô căn cứ về việc “lại quả tiền phạt” cho công an.

Mỗi năm, gần 10.000 người Việt Nam thiệt mạng vì tai nạn giao thông. Con số này tương đương với việc mỗi ngày có 27 gia đình chịu cảnh tang thương. Đằng sau mỗi con số thống kê là một câu chuyện đau lòng: người cha không thể về nhà, đứa con mãi mãi không tới trường, người vợ bỗng chốc thành góa phụ. 30% trong số này có liên quan trực tiếp đến việc vi phạm tín hiệu giao thông.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đã chỉ ra một sự thật chua xót: Chính những người thường xuyên vi phạm luật giao thông ở Việt Nam lại là những người tuân thủ nghiêm ngặt khi ra nước ngoài. Tại sao vậy? Đơn giản vì ở các nước đó, vi phạm sẽ phải trả giá đắt. Singapore áp dụng mức phạt lên tới 70 triệu đồng cho hành vi vượt đèn đỏ, và kết quả là tỷ lệ vi phạm chỉ còn dưới 1%.

(ảnh Facebook)

Những người phản đối mức phạt mới thường nói “hãy tập trung vào giáo dục ý thức”. Nhưng thử hỏi: Khi một tài xế say rượu lao xe vào đám đông, khi một xe container vượt đèn đỏ cán nát một gia đình, liệu “ý thức” có cứu được những sinh mạng đã mất? Liệu những lời kêu gọi “nâng cao ý thức” có xoa dịu được nỗi đau của những gia đình nạn nhân?

Về luận điệu “lại quả”, đây là một sự xuyên tạc trắng trợn. Toàn bộ tiền phạt được nộp thẳng vào ngân sách nhà nước qua hệ thống Kho bạc, với quy trình kiểm soát chặt chẽ và minh bạch. Những kẻ này mới chính là tội đồ bảo vệ cho “thói quen” đã và đang giết chết hàng nghìn người Việt Nam mỗi năm.

Bình Luận

Bình Luận